KHÔNG CÓ PHẾ PHẨM, CHỈ CÓ PHỤ PHẨM

KHÔNG CÓ PHẾ PHẨM, CHỈ CÓ PHỤ PHẨM

Hoàn Trần
Mình không phải người đầu tiên chọn chế biến quả vải thiều, nhưng chắc là người đầu tiên chọn chế biến những quả vải thiều dập vỡ, sâu cuống, bé nhỏ, xấu xí, cho chúng một cuộc đời mới trước khi trở về với đất.
Những quả vải mà trước đây người ta cho rằng không thể làm được gì nữa rồi, thì nay đã được thu gom và trở thành nguồn nguyên liệu cực kì hiệu quả dùng cho lên men.
Đường vải thiều là ứng cử viên sáng giá để thay thế cho đường mía – nguồn đường quen thuộc.
Tất nhiên là để thay thế cho các hoạt động sản xuất khác thì mình không bàn tới (vì đường mía là một ngành công nghiệp đồ sộ và có thể sản xuất ra đường tinh luyện ứng dụng cho nhiều mục đích khác nhau) nhưng để dùng cho các hoạt động lên men tự nhiên thì mình tin rằng đường vải thiều có nhiều điểm rất vượt trội.
Đường vải thiều chứa hàm lượng glucose cao, mà đường glucose thì sinh vật nào cũng thích, lên men đạt hiệu suất cao hơn hẳn. Ngoài thành phần đường, trong quả vải còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất,…rất tốt cho sự phát triển của vi sinh vật.
Sản xuất đường vải thiều rất đơn giản, không cần máy móc phức tạp, không cần xử lý hóa chất, không phát thải ô nhiễm đất, nước, không khí.
Và, ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT PHẢI NHẤN MẠNH, đường vải thiều có thể tận thu từ những quả vải phụ phẩm, quả xấu quả sâu quả dập quả vỡ, xử lý được phụ phẩm này còn giúp xử lý một nguồn ô nhiễm đáng kế cho địa phương vào mùa vải.
Mình không thần thánh hóa nguyên liệu này, điều mình muốn truyền đạt đó là tinh thần tận dụng phụ phẩm và nguyên liệu tại địa phương vào sản xuất.
Ví dụ quê mình mà trồng mía thì mình vẫn sẽ dùng đường mía. Hoặc quê mình trồng nhãn, trồng táo, trồng cam, trồng thanh long,…thì mình cũng sẽ nghĩ cách để dùng mấy quả đó thôi ^^
Sử dụng nguồn tài nguyên bản địa sẵn có để tạo ra giá trị, nghèo chút vẫn làm được ^^
Back to blog